Giờ làm việc
8:00 - 17h30

Tổng thầu xây dựng là gì? Tổng hợp những thông tin mới nhất 2023

06/11/2023 - Tra cứu thông tin bất động sản
Tổng thầu xây dựng là đơn vị cao nhất của thầu xây dựng hiện nay. Tuy nhiên để hiểu rõ về những điều kiện, quy định của tổng thầu trong luật xây dựng thì không phải ai cũng biết. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và mới nhất về tổng thầu thi công xây dựng hiện nay.
tổng thầu xây dựng acefic
Tìm hiểu về tổng thầu xây dựng

Tổng thầu xây dựng là gì?

Khái niệm về tổng thầu xây dựng hay tổng thầu thi công được đưa ra trong quy định tại Khoản 35, Điều 3 của bộ Luật xây dựng năm 2014. Theo đó, tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một số công việc hoặc toàn bộ dự án được đầu tư xây dựng.

Tổng thầu xây dựng gồm 5 hình thức:

  • Tổng thầu thiết kế 

  • Tổng thầu thi công xây dựng (tổng thầu xây lắp)

  • Tổng thầu thiết kế và thi công 

  • Tổng thầu thiết kế, thi công và phân phối thiết bị công nghệ

  • Tổng thầu lập dự án đầu tư, thiết kế, phân phối thiết bị và thi công xây dựng công trình.

tổng thầu xây dựng là gì
Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công dự án

Tổng thầu xây dựng chịu trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các tài sản, phương tiện, phương pháp thi công trong quá trình xây dựng. Họ cũng có quyền nhận các giá trị đối với hợp đồng lớn. Ngoài ra, tổng thầu có thể hợp tác với các nhà thầu phụ để hoàn thành những phần công việc theo hợp đồng đã ký kết.

Điều kiện để trở thành tổng thầu xây dựng

Để trở thành tổng thầu xây dựng cần phải đảm bảo được các điều kiện khắt khe, bao gồm:

  • Được đăng ký và cấp giấy phép: Giấy phép này thường yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và tài chính.

  • Kinh nghiệm trong xây dựng: Tổng thầu xây dựng cần phải có kinh nghiệm trong vai trò làm tổng thầu với các dự án có quy mô tương đương

  • Năng lực tài chính: Tổng thầu cũng cần có năng lực tài chính đủ lớn để quản lý dự án và chi trả cho nguồn cung ứng, nhân công và thiết bị. Điều này có thể bao gồm vốn riêng, khả năng vay vốn, huy động vốn, thậm chí là đảm bảo bảo hiểm tài chính.

  • Kiến thức về quản lý dự án: Quản lý dự án là một phần quan trọng trong vai trò của tổng thầu xây dựng. bao gồm lập kế hoạch, quản lý nguồn lực, quản lý tiến độ và kiểm soát chi phí,..

  • Kiến thức về pháp luật xây dựng: Điều này bao gồm quy định về an toàn, môi trường, kiến thức về hợp đồng, và các quy định liên quan khác.

Tổng thầu xây dựng có trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Tổng thầu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và thực hiện dự án. Họ cần phải cân nhắc giữa trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ để đảm bảo dự án được thực hiện một cách hiệu quả và đúng tiến độ.

Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng

tổng thầu xây dựng có trách nhiệm gì
Tổng thầu chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án xây dựng

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án xây dựng, bao gồm lập kế hoạch, điều phối công việc, quản lý tiến độ và đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn;

Có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu phụ toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết trong quá trình thi công, xây dựng;

Thiết lập và thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn của nhân công và người tham gia dự án. Đồng thời tổng thầu xây dựng cần thường xuyên kiểm tra các công việc để đảm bảo chất lượng dự án.

Quyền lợi của tổng thầu thi công xây dựng

Quy định về quyền của tổng thầu xây dựng được ghi rõ tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP:

  • Tổng thầu xây dựng có quyền kiểm soát mọi phương tiện, biện pháp thi công công trình.

  • Quyền bổ sung, thay thế nhà thầu phụ để đảm bảo tiến độ, chất lượng và chi phí khi có sự đồng ý của chủ đầu tư.

  • Quyền lựa chọn nhà thầu phụ qua việc đấu thầu, chỉ định nhà thầu phù hợp với tổng thầu và phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Nghĩa vụ của tổng thầu xây dựng

Theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, tổng thầu xây dựng sẽ có những nghĩa vụ sau:

tổng thầu xây dựng dự án
Tổng thầu xâu dựng cần tổ chức, điều phối, quản lý mọi hoạt động trên công trình
  • Lập kế hoạch, thỏa thuận với chủ đầu tư theo từng hạng mục và từng giai đoạn quá trình thi công, bao gồm cả lập kế hoạch thanh toán hợp đồng.

  • Tổ chức quản lý công trường, điều phối các nhà thầu phụ trong việc hiệu quả hóa sử dụng các công trình xây dựng, nhằm hạn chế lãng phí, bảo vệ môi trường, và đảm bảo an toàn, trật tự trên công trường. Các nhà thầu phụ cần tuân theo hướng dẫn từ tổng thầu.

  • Thực hiện mua sắm, thiết kế, cung cấp vật tư và trang thiết bị theo yêu cầu để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng tiến độ theo hợp đồng. Đồng thời, tiến hành thỏa thuận và làm việc cùng chủ đầu tư để xác định các tài liệu mời thầu liên quan đến công nghệ và trang thiết bị.

  • Tổ chức, điều phối, quản lý mọi hoạt động công trình. Đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an ninh công trường, phòng cháy chữa cháy.

  • Quản lý và đảm bảo chất lượng công trình theo đúng pháp luật và quy định trong hợp đồng.

  • Thực hiện thử nghiệm, điều chỉnh, bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo quy định pháp luật và hợp đồng.

  • Bảo hành công trình đã hoàn thiện theo đúng quy định.

  • Đảm bảo tuân thủ trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ của công trình, bao gồm cả những phần đã ủy nhiệm cho nhà thầu phụ. Thực hiện việc bồi thường khi có thiệt hại hoặc mất mát vật chất do sự cố phát sinh.

Các tiêu chí để đánh giá tổng thầu uy tín   

Dưới đây là tổng hợp 5 tiêu chí giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về nhà thầu và đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho các dự án:

1. Hình ảnh và thương hiệu của nhà thầu xây dựng: Hình và thương hiệu được xây dựng trên nền tảng con người và dịch vụ tốt với thương hiệu uy tín, lâu năm sẽ có ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng. Các chủ đầu tư có thể đánh giá bằng cách tìm hiểu thông tin giới thiệu, lịch sử phát triển, trang web, phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc từ những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng.

tổng thầu xây dựng
Tổng thầu thi công xây dựng cần đảm bảo được hình ảnh và thương hiệu uy tín

2. Chính sách giá cả hợp lý: Giá cả thường đi đôi với chất lượng nên khi nhìn vào báo giá công trình, các chủ đầu tư nên đánh giá về sự hợp lý, không nên nghĩ theo hướng đắt hay rẻ. Bởi lẽ giá rẻ thì chất lượng của công trình sẽ khó đảm bảo, còn giá quá cao thì kinh tế không cho phép. Một tổng thầu xây dựng uy tín sẽ đưa ra được chính sách giá cả hợp lý, hiểu rõ mong muốn hoàn thiện công trình và mức độ đầu tư cho từng phần ra sao.     

3. Quy trình làm việc chuyên nghiệp, minh bạch: Quá trình làm việc rõ ràng, minh bạch sẽ giúp việc thi công hoàn thiện công trình đúng tiến độ và tránh gặp rủi ro. Nhờ đó các chủ đầu tư cũng sẽ yên tâm hơn khi giao phó dự án cho nhà thầu.

4. Hồ sơ năng lực: Hồ sơ năng lực của một tổng thầu xây dựng là tài liệu quan trọng thể hiện khả năng, kinh nghiệm, và thành tựu của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định phù hợp.   

5. Đảm bảo vấn đề pháp lý: Một nhà thầu xây dựng uy tín cần có giấy tờ pháp lý rõ ràng, có tư cách pháp nhân để đảm bảo cho dự án của chủ đầu tư. Ngược lại, nếu là một nhà thầu tay ngang thì họ sẽ khó đáp ứng được tiêu chí này. 

Như vậy, tổng thầu thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện một công trình xây dựng. Tổng thầu có những quyền lợi đặc biệt cùng với trách nhiệm và nghĩa vụ lớn mà không phải đơn vị nào cũng có thể đảm nhận. Theo đó, Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng ACE Thái Bình Dương luôn tự tin là một trong những tổng thầu xây dựng uy tín, có khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư cả về chất lượng lẫn tiến độ công trình.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tổng thầu xây dựng là gì? Tổng hợp những thông tin mới nhất 2023

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03909 sec| 2054.227 kb